Tìm hiểu về mâm ngũ quả như một cách để chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa dân tộc mình.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, cùng biết bao đổi mới của xã hội hiện đại, lối sống, thói quen của người Việt ta đã thay đổi đi ít nhiều. Có những “thói quen” đã bị bỏ quên, nhưng dù trải có qua bao nhiêu cái Tết nữa thì vẫn sẽ có những điều không thay đổi. Giống như trên bàn thờ lễ gia tiên ngày Tết luôn xuất hiện một mâm ngũ quả bắt mắt cho dù gia chủ có giàu sang hay phú quý, dù bận rộn hay thành thơi.
Trong bài viết hôm nay, TravelLink sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mâm ngũ quả ngày Tết.
Thông thường, người Việt xưa quan niệm rằng việc chọn ra 5 thứ quả rồi sắp xếp chúng trên một mâm (đĩa tròn) tượng trưng cho việc cầu cho năm mới được như ý nguyện. Tùy vào điều mà gia chủ mong cầu thì mâm ngũ quả của mỗi giá đình, mỗi vùng miền sẽ thay đổi khác nhau. Mỗi loại quả được chọn để đặt lên mâm sẽ có những ý nghĩa riêng:
-
Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
-
Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
-
Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
-
Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
-
Đào: thể hiện sự thăng tiến.
-
Mai: con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.
-
Táo (loại trái to màu đỏ tươi): mang ý nghĩa phú quý.
-
Thanh long: ý rồng mây gặp hội.
-
Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời.
-
Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu.
-
Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
-
Đu đủ: mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng.
-
Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.
Mâm mũ quả miền Bắc
Đối với mâm ngũ quả miền Bắc sẽ được bày theo thuyết ngũ hành tương ứng với 5 màu là kim (trắng), mộc (xanh), thủy (đen), hỏa (đỏ), thổ (vàng). Đó là lý do mà mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có 5 loại quả là chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.
Về cách trình bày mâm ngũ quả Tết của miền Bắc là để nải chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại. Ở chính giữa đặt quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả khác như đào, hồng, quýt thì bày xung quanh. Với những chỗ trống có thể đặt xen kẽ quất, táo xanh hoặc ớt chín đỏ.
Mâm ngũ quả miền Trung
Miền Trung được biết đến là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt bởi thiên tai, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra. Vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung thường đơn giản, không cầu kỳ về hình thức, chủ yếu xuất phát từ lòng thành dâng cúng tổ tiên của gia chủ.
Các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt… và được xếp hình tháp hoặc hình long phụng với cặp dưa đặt hai bên. Ngoài ra, còn có thể xếp thêm nhiều loại hoa quả khác bên cạnh.
Mâm ngũ quả miền Nam
Người miền Nam có sự chọn lọc và kiêng cữ khi trình bày mâm ngũ quả. Người Nam không bao giờ có chuối, vì cho rằng chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được. Họ cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”.
Thay vào đó, người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài
Cách trình bày mâm ngũ quả miền Nam phổ biến là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước để lấy thế do ba loại quả này có hình dáng to và trọng lượng nặng, sau đó mới lần lượt bày những loại quả khác lên trên, tạo thành hình dáng ngọn tháp.
Tuy mỗi vùng miền đều có những cách bày biện mâm ngũ quả khác nhau, xong tất cả đều mang một ý nghĩa cầu mong những những điều tốt đẹp cho năm mới.
Trên đây là một số thông tin mà
TravelLink muốn cung cấp giúp du khách có một chuyến đi du xuân “vạn sự như ý”. Ngoài ra để biết thêm thông tin về các điểm du lịch,
vé máy bay Tết 2023, đặt phòng khách sạn,...Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 1900 2323 85.